Chủ blog

Ảnh của Tôi
Trần Lâm Bình
Đi động: 0983 099 423
Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Welcome!

Blog này cung cấp thông tin cho các bạn đang dự định: DU LỊCH | THĂM THÂN | THAM DỰ HỘI CHỢ - TRIỂN LÃM | XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI tại HOA KỲ.
Các bài viết về: Thủ tục visa Mỹ, Thắng cảnh - văn hóa Mỹ, Giới thiệu các hội chợ tại Mỹ cũng như những Tin tức, Sự kiện diễn ra tại Mỹ.
Hy vọng bạn sẽ tìm được những thông tin hữu ích khi ghé thăm blog này!

30 thg 5, 2007

Hoa Kỳ - Các Loại Visa Không Định Cư

Visa không định cư có nhiều loại như: visa công tác, du lịch, visa chữa bệnh, visa quá cảnh, visa du học...Dưới đây là chi tiết các loại visa không định cư vào Mỹ.
* Visa Công Tác, Du Lịch
Nếu bạn được cơ quan cử đi công tác thì phải có các quyết định tiếp nhận, đề bạt chứng minh chức năng, nhiệm vụ, thời gian bạn công tác tại công ty và lý do đi công tác ở Hoa Kỳ của bạn, ai sẽ đài thọ các khoản chi phí cho chuyến đi. Nếu bạn được thân nhân hay người quen ở Hoa Kỳ bảo lãnh thì cần có thư của người bảo lãnh trình bày lý do bạn đến Hoa Kỳ, các bằng chứng về tài chính chứng minh người bảo lãnh có đủ tiền để tài trợ toàn bộ chi phí chuyến đi và các khoản chi phí khác của bạn (hóa đơn đóng thuế/xác nhận của ngân hàng).

Bạn phải có lịch trình cho chuyến đi của mình kèm theo các chi tiết như: địa chỉ, số điện thoại, người cần liên lạc tại mỗi thành phố mình sẽ đến.

Thông thường, bạn nào được thông báo chấp thuận sau cuộc phỏng vấn sẽ được cấp visa trong vòng 02 ngày làm việc. Tuy nhiên, các biện pháp an ninh tăng cường đồng nghĩa với việc rất nhiều đơn xin visa phải đợi xét duyệt trong nhiều tuần. Nhằm tránh bất cứ vấn đề nào có thể xảy ra vào giờ chót bạn nên nộp hồ sơ ít nhất sáu tuần trước ngày dự định đi Hoa Kỳ. Bạn không nên sắp xếp bất kỳ kế hoạch cố định nào trước khi nhận được visa.

* Visa Chữa Bệnh
Trong trường hợp cần chữa bệnh khẩn cấp, bạn có thể xin hẹn phỏng vấn thông qua các thủ tục xin phỏng vấn khẩn cấp. Ngoài ra, bạn phải trình bày những giấy tờ sau:
- Chẩn đoán toàn diện (chụp X-quang, xét nghiệm, v.v.) của bác sĩ Việt nam;
- Biên bản chẩn đoán riêng biệt của một bác sĩ Việt Nam khác;
- Thư của một bệnh viện hoặc một bác sĩ Việt Nam nói rõ bệnh không thể chữa trị ở Việt Nam;
- Thư của bác sĩ ở Mỹ mô tả các chữa trị cần thiết, thời gian cần thiết để bệnh nhân hồi phục, bệnh nhân có cần nhập viện và cần các chữa trị tiếp theo không;
- Thư của bệnh viện tiếp nhận ở Mỹ cho biết cách thức chữa trị và các phí tổn bệnh viện liên quan;
- Bằng chứng có đủ bảo hiểm y tế để thanh toán chi phí chữa bệnh, hoăc cam kết tài trợ của người chịu trách nhiệm về tài chính cho chi phí đi lại và chữa bệnh trong thời gian ở Mỹ; Hóa đơn thuế trong ba năm gần nhất của người/những người chịu trách nhiệm về tài chính.

* Visa Quá Cảnh
Visa quá cảnh được cấp để bạn quá cảnh ngay lập tức và liên tục qua lãnh thổ Hoa Kỳ, có nghĩa là bạn phải bố trí phương tiện vận chuyển để đi tiếp ngay qua lãnh thổ Hoa Kỳ. bạn phải cung cấp lịch trình và vé để chứng minh mình sẽ đi tiếp ngay.

* Visa Du Học
Luật di trú và nhập tịch quy định một số loại visa không di dân dành cho những người muốn đi học tập, nghiên cứu ở Hoa Kỳ. Visa “F1” dành cho các đối tượng đi học trong nhà trường, visa J1 dành cho những người đi học, nghiên cứu theo chương trình trao đổi khách; và visa “M1” dành cho học nghề và hướng nghiệp.

Thủ tục, giấy tờĐể xin visa sinh viên đi học trong các trường đại học, cao đẳng hoặc học ngoại ngữ, bạn phải được nhận vào học một khoá học đầy đủ, tại một trường học được cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ công nhận. bạn xin visa sinh viên cần liên hệ trực tiếp với trường học để xin cấp Mẫu I-20 hoặc DS-2019. Việc tìm kiếm trường và xin Mẫu I-20 hoặc DS-2019 phải do bạn tự thu xếp. Các bước cần tiến hành xin visa khi đã có mẫu I-20 hoặc DS-2019.

Bạn xin visa sinh viên sau khi có được Mẫu I-20 hoặc DS-2019 cần phải tiến hành nộp Lệ phí hệ thống thông tin quản lý sinh viên (phí SEVIS) nếu luật quy định (xin xem thông tin cụ thể về lệ phí SEVIS).Nộp lệ phí xét đơn 100 đô-la Mỹ tại Ngân hàng Citibank để xin hẹn lịch phỏng vấn. Nếu bạn cần xin visa gấp để kịp nhập học ở Hoa Kỳ thì cần phải điền đơn Xin visa trong trường hợp khẩn cấp.Bạn đến Phòng lãnh sự, Đại sứ quán Hoa Kỳ để phỏng vấn theo đúng lịch hẹn. Các giấy tờ cần nộp để lấy số phỏng vấn bao gồm:
I. Hoá đơn nộp tiền tại Citibank và phiếu hẹn (cả 2 liên).
II. Hộ chiếu (còn giá trị ít nhất 6 tháng lúc nhập cảnh Hoa Kỳ).
III. Các mẫu đơn xin visa: DS-156, DS-158 và DS-157 nếu bạn là nam giới tuổi từ 16 đến 45. Các mẫu đơn phải được điền đầy đủ, có dán ảnh và ký tên. Nếu đơn do một người khác khai hộ thì phải có chữ ký của cả bạn và người khai hộ.
IV. Mẫu I-20 hoặc DS-2019 và hóa đơn đóng lệ phí SEVIS (nếu có). Mẫu này phải được điền đầy đủ thông tin và có chữ ký của bạn và đại diện của trường đã chọn. Nếu bạn dưới 18 tuổi, mẫu I-20 phải có chữ ký của bố/mẹ hoặc ngưòi bảo trợ.
V. Bảng điểm của cấp học gần đây nhất. Các loại bằng cấp và chứng chỉ nếu có (ví dụ bằng tốt nghiệp phổ thông/đại học, chứng chỉ TOEFL, v.v.)
VI. Các bằng chứng về khả năng tài chính và ràng buộc của bạn với Việt Nam để chứng minh bạn sẽ quay về Việt Nam khi kết thúc khoá học.Nguồn gốc tài chínhBạn xin visa sinh viên F-1 phải trình những giấy tờ chứng minh mình có, hoặc sẽ có đủ tiền từ những nguồn tài chính rõ ràng và hợp pháp để thanh toán chi phí ăn ở và học tập trong suốt thời gian dự định học ở Hoa Kỳ.
Đặc biệt, bạn phải có những giấy tờ hợp pháp để chứng minh mình có đủ khả năng tài chính sẵn sàng chi trả trong năm học đầu tiên, và sẽ có đủ tiền cho từng năm học tiếp theo, không kể những tình huống không lường trước. bạn xin visa M-1 phải có bằng chứng chứng minh mình đã có đủ tiền thanh toán toàn bộ chi phí ăn ở cho suốt quá trình học.

Bạn xin visa du học phải là người đã tốt nghiệp một chương trình nhất định phù hợp với cấp học dự định tại trường sẽ theo học. Trừ những sinh viên sẽ chỉ tham gia các khoá học tiếng Anh, bạn phải đủ thông thạo tiếng Anh để theo học chương trình dự định, hoặc trường học phải bố trí các khoá học tiếng Anh, hoặc sẽ giảng dạy bằng tiếng mẹ đẻ của sinh viên.
Các thành viên gia đìnhVợ/chồng hoặc con cái của sinh viên cũng có thể xin visa không định cư để đi cùng. Các thành viên gia đình cũng phải đáp ứng đủ tất cả các yêu cầu về điều kiện cấp visa, bao gồm cả những bằng chứng cho thấy họ sẽ có đủ tiền sinh sống, và họ sẽ rời khỏi Hoa Kỳ khi kết thúc thời hạn học tập của bạn.

Sinh viên mang visa F-1 không được phép đi làm việc bên ngoài trường trong suốt năm học thứ nhất. Trong những hoàn cảnh đặc biệt, Sở Di trú và Nhập tịch có thể cho phép sinh viên làm việc ngoài trường sau khi kết thúc năm học thứ nhất. Sinh viên mang visa F-1 có thể làm việc trong trường mà không cần xin phép của Sở di trú và nhập tịch. Sinh viên mang visa M-1 không được phép làm việc, ngoại trừ những công việc tạm thời để thực hành. Vợ/chồng và con cái của sinh viên đi theo loại visa F2 không được phép làm việc bất kỳ lúc nào. Khách trao đổi mang visa J1 được phép đi làm tối đa là 20 giờ/tuần trong năm học. Nếu muốn làm hơn số giờ nói trên phải được phép của nhà trường; vợ/chồng và con cái của khách trao đổi đi theo, loại visa J2, chỉ được đi làm nếu có giấy phép của Bộ an ninh nội địa.

* Thủ Tục Visa Cho Sinh Viên Về Nghỉ Phép Muốn Quay Lại Hoa Kỳ
Sinh viên đang theo học một khoá học về Việt Nam nghỉ phép, khi xin visa quay lại Hoa Kỳ, ngoài các thủ tục nêu trên cần xuất trình tất cả các bảng điểm trong suốt thời gian học ở Hoa Kỳ. Những sinh viên này sẽ không phải đóng một lệ phí SEVIS mới trừ khi thay đổi chương trình và tình trạng cư trú ở Hoa Kỳ.

* Hệ Thống Thông Tin Sinh Viên Và Trao Đổi Khách (SEVIS)
Hệ thống thông tin sinh viên và khách trao đổi (The Student and Exchange Visitor Information System – SEVIS) là một chương trình trên internet duy trì các thông tin cập nhật và chính xác của sinh viên nước ngoài (visa loại F, M), khách trao đổi (visa J), và thân nhân đi theo ( visa loại F2, M2 và J2) đang học ở Hoa Kỳ.
Trước đây, các tổ chức giáo dục Hoa Kỳ bắt buộc phải trình báo và lưu giữ một cách thủ công thông tin về khoảng hơn 730,000 sinh viên theo một cách kém hiệu quả và không tập trung là hệ thống giấy tờ, sổ sách. Bằng cách tập trung hoá và tự động hoá hệ thống này, SEVIS cải thiện việc thu thập thông tin và báo cáo; thuận tiện cho việc phục vụ khách hàng, tạo điều kiện để mọi người tuân thủ các quy định; cho phép tiếp cận thông tin nhanh nhất, và kết quả là việc xét duyệt visa sinh viên và khách trao đổi nhanh hơn, ít chậm trễ hơn.
Quốc hội đã chỉ thị rằng chi phí cho việc duy trì hệ thống SEVIS sẽ được thu từ sinh viên xin loại visa không định cư (loại F1, F3, M1, và M3) và khách trao đổi (loại J1) mà hệ thống này quản lý. Do vậy, bạn xin những loại visa này cùng với mẫu đơn I-20 và DS-2019 cấp từ ngày 1 tháng 9 năm 2004 trở đi sẽ phải đóng lệ phí.

Những người tài trợ chương trình khách trao đổi có thể đóng tiền giúp bạn. Bạn xin visa nên trả lệ phí SEVIS ngay khi có Mẫu I-20 và DS-2019, trước khi xin phỏng vấn visa, vì viên chức lãnh sự không thể cấp visa F, J hoặc M cho đến khi bạn xuất trình bằng chứng là đã trả lệ phí SEVIS. Phải mất 3 ngày để hệ thống cập nhật được các thông tin trả lệ phí SEVIS trên mạng internet. Với các phương thức thanh toán khác thì thời gian để cập nhật thông tin còn lâu hơn nữa. Do vậy những bạn chỉ nộp lệ phí SEVIS ngay trước khi đi phỏng vấn cần phải mang theo bằng chứng là đã trả lệ phí SEVIS.

DU LỊCH HOA KỲ 's blog © 2008. This blog is wearing Sederhana, a free XML Blogger Template adopted from Oh My Grid - WP theme by Thomas Arie
Converted to Blogger by Gre [Template-Godown]