Chủ blog

Ảnh của Tôi
Trần Lâm Bình
Đi động: 0983 099 423
Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Welcome!

Blog này cung cấp thông tin cho các bạn đang dự định: DU LỊCH | THĂM THÂN | THAM DỰ HỘI CHỢ - TRIỂN LÃM | XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI tại HOA KỲ.
Các bài viết về: Thủ tục visa Mỹ, Thắng cảnh - văn hóa Mỹ, Giới thiệu các hội chợ tại Mỹ cũng như những Tin tức, Sự kiện diễn ra tại Mỹ.
Hy vọng bạn sẽ tìm được những thông tin hữu ích khi ghé thăm blog này!

30 thg 5, 2007

Hoa Kỳ - Các Loại Visa Không Định Cư

Visa không định cư có nhiều loại như: visa công tác, du lịch, visa chữa bệnh, visa quá cảnh, visa du học...Dưới đây là chi tiết các loại visa không định cư vào Mỹ.
* Visa Công Tác, Du Lịch
Nếu bạn được cơ quan cử đi công tác thì phải có các quyết định tiếp nhận, đề bạt chứng minh chức năng, nhiệm vụ, thời gian bạn công tác tại công ty và lý do đi công tác ở Hoa Kỳ của bạn, ai sẽ đài thọ các khoản chi phí cho chuyến đi. Nếu bạn được thân nhân hay người quen ở Hoa Kỳ bảo lãnh thì cần có thư của người bảo lãnh trình bày lý do bạn đến Hoa Kỳ, các bằng chứng về tài chính chứng minh người bảo lãnh có đủ tiền để tài trợ toàn bộ chi phí chuyến đi và các khoản chi phí khác của bạn (hóa đơn đóng thuế/xác nhận của ngân hàng).

Bạn phải có lịch trình cho chuyến đi của mình kèm theo các chi tiết như: địa chỉ, số điện thoại, người cần liên lạc tại mỗi thành phố mình sẽ đến.

Thông thường, bạn nào được thông báo chấp thuận sau cuộc phỏng vấn sẽ được cấp visa trong vòng 02 ngày làm việc. Tuy nhiên, các biện pháp an ninh tăng cường đồng nghĩa với việc rất nhiều đơn xin visa phải đợi xét duyệt trong nhiều tuần. Nhằm tránh bất cứ vấn đề nào có thể xảy ra vào giờ chót bạn nên nộp hồ sơ ít nhất sáu tuần trước ngày dự định đi Hoa Kỳ. Bạn không nên sắp xếp bất kỳ kế hoạch cố định nào trước khi nhận được visa.

* Visa Chữa Bệnh
Trong trường hợp cần chữa bệnh khẩn cấp, bạn có thể xin hẹn phỏng vấn thông qua các thủ tục xin phỏng vấn khẩn cấp. Ngoài ra, bạn phải trình bày những giấy tờ sau:
- Chẩn đoán toàn diện (chụp X-quang, xét nghiệm, v.v.) của bác sĩ Việt nam;
- Biên bản chẩn đoán riêng biệt của một bác sĩ Việt Nam khác;
- Thư của một bệnh viện hoặc một bác sĩ Việt Nam nói rõ bệnh không thể chữa trị ở Việt Nam;
- Thư của bác sĩ ở Mỹ mô tả các chữa trị cần thiết, thời gian cần thiết để bệnh nhân hồi phục, bệnh nhân có cần nhập viện và cần các chữa trị tiếp theo không;
- Thư của bệnh viện tiếp nhận ở Mỹ cho biết cách thức chữa trị và các phí tổn bệnh viện liên quan;
- Bằng chứng có đủ bảo hiểm y tế để thanh toán chi phí chữa bệnh, hoăc cam kết tài trợ của người chịu trách nhiệm về tài chính cho chi phí đi lại và chữa bệnh trong thời gian ở Mỹ; Hóa đơn thuế trong ba năm gần nhất của người/những người chịu trách nhiệm về tài chính.

* Visa Quá Cảnh
Visa quá cảnh được cấp để bạn quá cảnh ngay lập tức và liên tục qua lãnh thổ Hoa Kỳ, có nghĩa là bạn phải bố trí phương tiện vận chuyển để đi tiếp ngay qua lãnh thổ Hoa Kỳ. bạn phải cung cấp lịch trình và vé để chứng minh mình sẽ đi tiếp ngay.

* Visa Du Học
Luật di trú và nhập tịch quy định một số loại visa không di dân dành cho những người muốn đi học tập, nghiên cứu ở Hoa Kỳ. Visa “F1” dành cho các đối tượng đi học trong nhà trường, visa J1 dành cho những người đi học, nghiên cứu theo chương trình trao đổi khách; và visa “M1” dành cho học nghề và hướng nghiệp.

Thủ tục, giấy tờĐể xin visa sinh viên đi học trong các trường đại học, cao đẳng hoặc học ngoại ngữ, bạn phải được nhận vào học một khoá học đầy đủ, tại một trường học được cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ công nhận. bạn xin visa sinh viên cần liên hệ trực tiếp với trường học để xin cấp Mẫu I-20 hoặc DS-2019. Việc tìm kiếm trường và xin Mẫu I-20 hoặc DS-2019 phải do bạn tự thu xếp. Các bước cần tiến hành xin visa khi đã có mẫu I-20 hoặc DS-2019.

Bạn xin visa sinh viên sau khi có được Mẫu I-20 hoặc DS-2019 cần phải tiến hành nộp Lệ phí hệ thống thông tin quản lý sinh viên (phí SEVIS) nếu luật quy định (xin xem thông tin cụ thể về lệ phí SEVIS).Nộp lệ phí xét đơn 100 đô-la Mỹ tại Ngân hàng Citibank để xin hẹn lịch phỏng vấn. Nếu bạn cần xin visa gấp để kịp nhập học ở Hoa Kỳ thì cần phải điền đơn Xin visa trong trường hợp khẩn cấp.Bạn đến Phòng lãnh sự, Đại sứ quán Hoa Kỳ để phỏng vấn theo đúng lịch hẹn. Các giấy tờ cần nộp để lấy số phỏng vấn bao gồm:
I. Hoá đơn nộp tiền tại Citibank và phiếu hẹn (cả 2 liên).
II. Hộ chiếu (còn giá trị ít nhất 6 tháng lúc nhập cảnh Hoa Kỳ).
III. Các mẫu đơn xin visa: DS-156, DS-158 và DS-157 nếu bạn là nam giới tuổi từ 16 đến 45. Các mẫu đơn phải được điền đầy đủ, có dán ảnh và ký tên. Nếu đơn do một người khác khai hộ thì phải có chữ ký của cả bạn và người khai hộ.
IV. Mẫu I-20 hoặc DS-2019 và hóa đơn đóng lệ phí SEVIS (nếu có). Mẫu này phải được điền đầy đủ thông tin và có chữ ký của bạn và đại diện của trường đã chọn. Nếu bạn dưới 18 tuổi, mẫu I-20 phải có chữ ký của bố/mẹ hoặc ngưòi bảo trợ.
V. Bảng điểm của cấp học gần đây nhất. Các loại bằng cấp và chứng chỉ nếu có (ví dụ bằng tốt nghiệp phổ thông/đại học, chứng chỉ TOEFL, v.v.)
VI. Các bằng chứng về khả năng tài chính và ràng buộc của bạn với Việt Nam để chứng minh bạn sẽ quay về Việt Nam khi kết thúc khoá học.Nguồn gốc tài chínhBạn xin visa sinh viên F-1 phải trình những giấy tờ chứng minh mình có, hoặc sẽ có đủ tiền từ những nguồn tài chính rõ ràng và hợp pháp để thanh toán chi phí ăn ở và học tập trong suốt thời gian dự định học ở Hoa Kỳ.
Đặc biệt, bạn phải có những giấy tờ hợp pháp để chứng minh mình có đủ khả năng tài chính sẵn sàng chi trả trong năm học đầu tiên, và sẽ có đủ tiền cho từng năm học tiếp theo, không kể những tình huống không lường trước. bạn xin visa M-1 phải có bằng chứng chứng minh mình đã có đủ tiền thanh toán toàn bộ chi phí ăn ở cho suốt quá trình học.

Bạn xin visa du học phải là người đã tốt nghiệp một chương trình nhất định phù hợp với cấp học dự định tại trường sẽ theo học. Trừ những sinh viên sẽ chỉ tham gia các khoá học tiếng Anh, bạn phải đủ thông thạo tiếng Anh để theo học chương trình dự định, hoặc trường học phải bố trí các khoá học tiếng Anh, hoặc sẽ giảng dạy bằng tiếng mẹ đẻ của sinh viên.
Các thành viên gia đìnhVợ/chồng hoặc con cái của sinh viên cũng có thể xin visa không định cư để đi cùng. Các thành viên gia đình cũng phải đáp ứng đủ tất cả các yêu cầu về điều kiện cấp visa, bao gồm cả những bằng chứng cho thấy họ sẽ có đủ tiền sinh sống, và họ sẽ rời khỏi Hoa Kỳ khi kết thúc thời hạn học tập của bạn.

Sinh viên mang visa F-1 không được phép đi làm việc bên ngoài trường trong suốt năm học thứ nhất. Trong những hoàn cảnh đặc biệt, Sở Di trú và Nhập tịch có thể cho phép sinh viên làm việc ngoài trường sau khi kết thúc năm học thứ nhất. Sinh viên mang visa F-1 có thể làm việc trong trường mà không cần xin phép của Sở di trú và nhập tịch. Sinh viên mang visa M-1 không được phép làm việc, ngoại trừ những công việc tạm thời để thực hành. Vợ/chồng và con cái của sinh viên đi theo loại visa F2 không được phép làm việc bất kỳ lúc nào. Khách trao đổi mang visa J1 được phép đi làm tối đa là 20 giờ/tuần trong năm học. Nếu muốn làm hơn số giờ nói trên phải được phép của nhà trường; vợ/chồng và con cái của khách trao đổi đi theo, loại visa J2, chỉ được đi làm nếu có giấy phép của Bộ an ninh nội địa.

* Thủ Tục Visa Cho Sinh Viên Về Nghỉ Phép Muốn Quay Lại Hoa Kỳ
Sinh viên đang theo học một khoá học về Việt Nam nghỉ phép, khi xin visa quay lại Hoa Kỳ, ngoài các thủ tục nêu trên cần xuất trình tất cả các bảng điểm trong suốt thời gian học ở Hoa Kỳ. Những sinh viên này sẽ không phải đóng một lệ phí SEVIS mới trừ khi thay đổi chương trình và tình trạng cư trú ở Hoa Kỳ.

* Hệ Thống Thông Tin Sinh Viên Và Trao Đổi Khách (SEVIS)
Hệ thống thông tin sinh viên và khách trao đổi (The Student and Exchange Visitor Information System – SEVIS) là một chương trình trên internet duy trì các thông tin cập nhật và chính xác của sinh viên nước ngoài (visa loại F, M), khách trao đổi (visa J), và thân nhân đi theo ( visa loại F2, M2 và J2) đang học ở Hoa Kỳ.
Trước đây, các tổ chức giáo dục Hoa Kỳ bắt buộc phải trình báo và lưu giữ một cách thủ công thông tin về khoảng hơn 730,000 sinh viên theo một cách kém hiệu quả và không tập trung là hệ thống giấy tờ, sổ sách. Bằng cách tập trung hoá và tự động hoá hệ thống này, SEVIS cải thiện việc thu thập thông tin và báo cáo; thuận tiện cho việc phục vụ khách hàng, tạo điều kiện để mọi người tuân thủ các quy định; cho phép tiếp cận thông tin nhanh nhất, và kết quả là việc xét duyệt visa sinh viên và khách trao đổi nhanh hơn, ít chậm trễ hơn.
Quốc hội đã chỉ thị rằng chi phí cho việc duy trì hệ thống SEVIS sẽ được thu từ sinh viên xin loại visa không định cư (loại F1, F3, M1, và M3) và khách trao đổi (loại J1) mà hệ thống này quản lý. Do vậy, bạn xin những loại visa này cùng với mẫu đơn I-20 và DS-2019 cấp từ ngày 1 tháng 9 năm 2004 trở đi sẽ phải đóng lệ phí.

Những người tài trợ chương trình khách trao đổi có thể đóng tiền giúp bạn. Bạn xin visa nên trả lệ phí SEVIS ngay khi có Mẫu I-20 và DS-2019, trước khi xin phỏng vấn visa, vì viên chức lãnh sự không thể cấp visa F, J hoặc M cho đến khi bạn xuất trình bằng chứng là đã trả lệ phí SEVIS. Phải mất 3 ngày để hệ thống cập nhật được các thông tin trả lệ phí SEVIS trên mạng internet. Với các phương thức thanh toán khác thì thời gian để cập nhật thông tin còn lâu hơn nữa. Do vậy những bạn chỉ nộp lệ phí SEVIS ngay trước khi đi phỏng vấn cần phải mang theo bằng chứng là đã trả lệ phí SEVIS.

Đọc thêm ...

29 thg 5, 2007

Biểu Tượng Của Nước Mỹ.

Đối với những người di dân tới nước Mỹ, hình ảnh Nữ Thần Tự Do giơ cao bó đuốc là sự đảm bảo thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ. Hình ảnh ấy giờ đây đã trở thành biểu trưng cho nước Mỹ. Bức tượng này được tạo ra tại nước Pháp. Ngày 04/ 07/ 1884, Pháp chính thức giao cho đại sứ Mỹ, coi như là tặng phẩm của nhân dân Pháp dành cho nhân dân Mỹ. Ngay sau đó, Nữ Thần được tách rời, đóng gói, dùng tàu chở đến New York, và lắp ghép lại ở đảo Bedloe ( hiện là đảo Tự do ), do nước Mỹ xuất vốn xây dựng bệ khổng lồ.

Bệ do kiến trúc sư Mỹ Richard Morris Hunt thiết kế cao 47 m, tượng Nữ Thần cao 46 m, khiến chỏm ngọn đuốc cao hơn mặt đất tới 93 m. Tượng nặng 229 tấn, lưng rộng 10,6 m, miệng rộng 91 cm, tay phải giơ ngọn đuốc lửa dài 12,8 m, chỉ riêng một ngón tay trỏ cũng dài 2,4 m. Trên chân Nữ Thần có xiềng sắt tượng trưng cho việc lật đổ chính quyền tàn bạo, tay trái nắm bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Mỹ, trên mũ đầu Nữ Thần là bảy đường tia sáng chiếu khắp bảy đại dương, bảy đại châu. Trong ruột Nữ Thần có cầu thang xoáy chôn ốc, giúp du khách leo lên được vùng đầu, tương đương với leo một ngôi nhà lầu cao 12 tầng. Tượng Nữ Thần Tự Do bắt nguồn từ vấn đề chính trị nước Pháp. Năm 1865, Napoleon III lên ngôi, một học giả tên Edouard de Laboulaye cùng người trong nhóm của ông hy vọng chấm dứt chế độ quân chủ, xây dựng một nước Cộng hòa Pháp mới, nên chuẩn bị tạo dựng tượng Nữ Thần Tự Do biểu đạt sự tán dương của họ đối với quốc gia bên kia bờ Đại Tây Dương, và khích lệ lòng đồng tình giữa nhân dân Pháp và nhân dân Mỹ. Nhà điêu khắc trẻ tuổi Fréderic Auguste Bartholdi dưới sự khuyến khích của Laboulaye suy tính thiết kế công trình này.

Bartholdi hy vọng tạo nên một tháp đèn Nữ Thần khổng lồ giơ cao đuốc trên kênh Suez, thể hiện ánh sáng tiến bộ đã xuất hiện ở Á Châu. Ông bắt tay vào công trình với lòng nhiệt tình lớn. Tác phẩm Nữ Thần Tự Do của ông chịu ảnh hưởng nhiều từ bức tranh nổi tiếng Thần Tự Do dẫn đường mọi người của họa sĩ Delacroix, với khuôn mặt nữ thần giống với thần thái nghiêm nghị của mẹ ông. Tượng Nữ Thần đồ sộ buộc Bartholdi và công trình sư của ông ( Alexandre Gustave Eiffel - người sáng lập tháp sắt Eiffel ) phải giải quyết vấn đề kỹ thuật hóc búa. Eiffel tạo một khung sắt tinh xảo có giá đỡ phụ tại trung tâm chống đỡ. Lớp ngoài tượng chỉ 2,4 milimet chiều dày nhìn thấy được, đặt trên giá khung linh hoạt này. Bartholdi bắt đầu chế tác trước một mô hình tượng cao 1,2 m, rồi làm đi làm lại 3 cái, mỗi cái đều lớn hơn cái trước, cho đến khi đạt được quy mô lớn và tốt nhất.

Đọc thêm ...

Những Cái Nhất Của Nước Mỹ

* Lên “sàn” Wall Street
Được coi là trái tim của nền kinh tế Mỹ với tiêu điểm là New York Stock Exchange ( NYSE ) – sàn giao dịch chứng khoán lớn và nổi tiếng nhất thế giới, Wall Street hiện là điểm đến mà bạn không thể bỏ qua khi đến Mỹ.
Đây là nơi niêm yết của khoảng 2.800 công ty hàng đầu thế giới với tổng giá trị trên thị trường hơn 20.000 tỷ USD.

Trong một ngày bình thường, từ 9:15 sáng đến 4:00 chiều, tại NYSE có hơn 1.500 người trung gian thực hiện mua và bán một lượng cổ phiếu khổng lồ với tổng trị giá lên đến hàng chục tỷ USD.
Những người nổi tiếng hay các quan khách đến thăm New York thường được mời rung chuông báo hiệu mở hoặc đóng phiên giao dịch trong ngày. Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải khi sang thăm Mỹ cũng đã từng được mời rung chuông ở đây.
Nếu muốn biết về cách trao đổi, buôn bán chứng khoán bạn có thể vào xem và học hỏi. Có rất nhiều chương trình chỉ dẫn cho du khách về cách tổ chức của thị trường. Đến đây, bạn sẽ được tận mắt cả ngàn người nuôi mộng, nhưng cũng có cả vạn người vỡ mộng .... theo sự trồi lên, sụt xuống của các cổ phần.


Đến Wall Street còn để biết tại sao nơi này được mệnh danh là “The Canyon” của phía Đông, sánh với địa danh Grand Canyon rất nổi tiếng ở phía Tây nước Mỹ. Những cao ốc chọc trời ở Wall Street làm cho không gian đường phố như bị bóp nghẹt lại, kẹp chặt giữa các “hẻm núi” đến mức ở chỗ này chỉ có thể nhìn thấy mặt trời vào đúng giữa trưa theo chiều thẳng đứng mà thôi.
Đầu khu phố tài chính đặt một bức tượng con trâu đúc bằng đồng. Con trâu này là biểu tượng cho nền kinh tế tư bản phát triển mạnh mẽ của nước Mỹ. Đây cũng là một điểm tham quan hút du khách ở New York, bởi lẽ rất nhiều người tin rằng sờ … “mình” trâu sẽ gặp nhiều may mắn trong chuyện làm ăn.


* Dạo phố thời trang Madison và đại lộ số 5
Không phải ngẫu nhiên khi Madison được mệnh danh là đại lộ thời trang của New York, một trong bốn cái nôi thời trang hàng đầu thế giới ( còn lại là London, Paris và Milan ). Bởi lẽ, hầu hết đại bản doanh của các nhà thiết kế thời trang nổi tiếng trên thế giới như Ralph Lauren, Yves St. Laurent, Giorgio Armani, Versace, Vivienne Tam, Sonia Rykiel ... đều có mặt tại đây, nằm san sát từ đường 50 đến đường 98. Thế nên, cung đường này luôn tấp nập những người mẫu, ca sĩ, diễn viên nổi tiếng đến mua sắm hàng hiệu đắt tiền. Ở đây không thiếu những mặt hàng thời trang “đảm bảo làm thủ công 100%” có xuất xứ từ Ý, Pháp, Nhật, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha … với giá từ vài chục đến vài trăm ngàn đô la.

Du khách đến New York cũng rất thích đi dạo ở đây, dù chỉ để ngắm nghía rồi xuýt xoa chứ chẳng khi nào mua được thứ gì vì mỗi bộ áo váy có giá bằng cả một gia tài. Còn nếu đi dọc theo đại lộ số 5, đại lộ lớn nhất trên thế giới, xếp trên cả Champs Elysees ở Paris và Ginza ở Tokyo, bạn sẽ bắt gặp những cửa hiệu và nhà hàng cực kỳ nổi tiếng như Tiffany's, Hermes, Bally, St. John, Saks Fifth Ave, Bergdorf Goodman, Trum Tower … chỉ chuyên phục vụ giới triệu phú và tỉ phú. Triệu và tỉ phú tính tiền đô la chứ không phải tiền Yen Nhật, tiền Franc Pháp, tiền Đồng Việt Nam hay tiền Lira của Ý đâu.

* Chiêm ngưỡng huyền thoại Blue Hope
Đến thăm Bảo tàng lịch sử tự nhiên Smithsonian, Washington D.C, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Blue Hope - viên kim cương xanh lớn nhất thế giới ( 45,52 carat ) đang được trưng bày tại đây. Mắt chúng ta nhìn thấy viên kim cương này có màu xanh đậm bởi bên trong nó có chứa một lượng chất bo ( boron ).Còn khi soi nó dưới ánh đèn cực tím, nó sẽ phát ra ánh lân quang màu đỏ. Theo các chuyên gia, rất khó định giá báu vật này vì nó vốn không phải dùng để bán và nếu bán thì cũng chưa chắc đã có ai dám mua.


Người ta tin rằng, viên kim cương có hơn 1.000 năm tuổi thọ này mang sức mạnh kỳ diệu của thần Vishnu - có thể ban phát tai họa cho những ai dám xúc phạm đến nó... Từng thuộc sở hữu của vua Louis XIV với tên gọi “Viên kim cương xanh của vương miện”, trong cuộc cách mạng Pháp, báu vật này bị đánh cắp và xuất hiện trở lại vào năm 1830, được Henry Philip Hope mua lại và đổi tên theo tên chủ mới.

Không chỉ nổi tiếng bởi kích cỡ, màu xanh tuyệt đẹp, viên kim cương có cái tên rất dễ thương này từ nhiiều thế kỷ qua còn gây sự chú ý của cả thế giới bởi lời nguyền ma quái và tai hoạ dành cho những ai dám sở hữu chúng. Trong vòng một năm, toàn bộ gia đình của chủ sở hữu niềm "hy vọng xanh" đã lần lượt thiệt mạng vì nhiều lý do. Trong khi chờ đợi các nhà khoa học tìm ra chìa khóa giải mã điều bí ẩn đó, báu vật “vô giá” Blue Hope vẫn được trưng bày ở Smithsonian để phục vụ khách tham quan.

Đọc thêm ...

Thông tin nhanh về Hoa Kỳ.

1. Quốc kỳ:




2. Quốc huy:

3. Thủ đô: Washington D.C

4. Thành phố lớn nhất: New York

5. Ngôn ngữ chính thức: Không có (chủ yếu sử dụng tiếng anh)

6. Chính phủ: Cộng Hòa Liên Bang Dân Chủ

7. Độc lập: Ngày 4 tháng 7 năm 1776

8. Diện tích: 9.631.418 km2 (diện tích lớn thứ 3 thế giới)

9. Dân số: 297.883.322 (quốc gia có dân số xếp hàng thứ 3 thế giới - theo ước lượng năm 2006)

10. Đơn vị tiền tệ: Đô la Mỹ ($, USD)

11. Múi giờ: UTC -5 đến UTC -10

12: Mã số điện thoại: +1

Đọc thêm ...

Hoa Kỳ - Những Nét Khác Biệt Về Địa Lý.


Nước Mỹ quá rộng lớn và đa đạng như thế, cho nên khó mà giải thích bằng lời tóm tắt ngắn gọn. Ðể hiểu được một vài nét khác biệt của đất nước này, chúng ta hãy chia nó ra thành sáu khu vực. Mỗi khu vực đều có đặc thù riêng so với những khu vực khác về mặt kinh tế, địa lý và trong chừng mực nào đó về văn hóa. Hãy nhìn vào vùng Ðông Bắc của bản đồ, ở đó New York là thành phố rộng lớn nhất. Quần đảo Mahattan là trung tâm của thành phố New York, đã được mua lại từ những thổ dân da đỏ bằng những đồ trang sức rẻ tiền trị giá là 24 dollars. Giờ đây nó là trung tâm tài chính của nước Mỹ.


New York từng là cảng tiếp nhận hầu hết dân nhập cư khi cập bến vào đây, ở đây họ sẽ trông thấy tượng Nữ thần Tự do sừng sững giơ cao ngọn đuốc tự do. Có ba cảng biển chính khác nhau ở vùng Ðông Bắc. Cũng như New York, tất cả đều là những trung tâm tài chính, thương mại và công nghiệp lớn.


Về phía Bắc, Cảng Boston là nơi từ đây những người dân, những tàu săn cá voi và những con tàu Yankee Clipper nhổ neo đến các vùng biển Trung Quốc. Ðó là một trong những nơi định cư đầu tiên, một trong những thành phố chính và cũng là trung tâm của các bang New England. Philadelphia nơi bản Tuyên ngôn Ðộc lập và Hiến pháp được soạn thảo, phê chuẩn và cũng là quê hương của Benjamin Franklin, một chính khách và một nhà khoa học. Baltimore là một trung tâm thương mại, công nghiệp và cũng là một cảng biển quan trọng.


Từ Boston đến Washington D.C. là 719 km. Dọc theo dải bờ biển hẹp này, hơn 20% dân số nước Mỹ sống trên một vùng chưa bằng 2% diện tích cả nước. Washington D. C, ở cuối phía Nam của một loạt các thành phố, là nơi ít phát triển về công nghiệp và không có các tòa nhà chọc trời. Ðiện Capitol, Nhà Trắng, Ðài tưởng niệm Washington , đài tưởng niệm Lincoln và Jefferson là những điểm nổi bật chính. Hãy nhìn, vùng đất dọc theo sông Hudson từ thành phố New York đến một miền quê xinh đẹp với những ngọn đồi nhấp nhô và những trang trại uốn quanh ở phía đầu của Hồ Erie đến Detroit, cách New York 1000 km về phía Tây Bắc. Detroit là nơi ra đời của công nghệ sản xuất xe hơi hàng loạt và ngày nay là cơ quan đầu não của các hãng xe hơi của cả nước.


Tiếp đến là Chicago, thành phố lớn thứ hai ở Mỹ, trải dài 47 km quanh bờ hồ Michigan về phía Tây Nam, đó là trung tâm về đường sắt, trung tâm tàu thuyền. Hồ lớn nổi tiếng về chuồng nhốt gia súc và các loại nhà cao chứa thóc lúa. Không xa lắm là những thành phố chế tạo thép đồ sộ. Chicago phục vụ cho miền Trung Tây nhưng nó lại thuộc về khu vực Ðông Bắc, vì nó là một phần trong mạng lưới các trung tâm tàu thuyền và công nghiệp ở phía Bấc. Ðông Bắc là vùng công nghiệp chính của nước Mỹ.


Vùng thảo nguyên dốc thoai thoải của Vùng Lòng chảo trung tâm đã có thời là biên giới cho những ai muốn vượt qua dãy núi Appalachian. Ở Illinois, những người tiên phong này đã tiến đến cuối những cánh đồng phía Ðông rộng lớn. Trước mặt họ là những cánh đồng phì nhiêu, đất đai màu mỡ và những mùa hè nóng nực cộng với lượng mưa đầy đủ, là giấc mơ của người nông dân. Ở đó là các bang Ohio, lndiana, Illinois, lowa và Nebraska được biết đến với tên gọi là Vành Ðai Ngô (The Corn Belt). Xa hơn về phía Bắc, ở Wisconsin và Minnesota, khí hậu trở nên mát mẻ và ầm ướt hơn. Ở đó. nông trại sản xuất sữa và bơ phát triển thịnh vượng.


Một nông dân ở Vành Ðai Ngô sẽ bảo với bạn rằng anh ta có thể nghe được tiếng cây ngô lớn dậy. Có thể bạn sẽ cười, nhưng thật ra điều đó là đúng. Vào một buổi tối giữa mùa hè nóng nực, có tiếng xào xạc nào đó ở cánh đồng ngô. Ðó là tiếng cây ngô đang lớn lên, chúng phát triển vào khoảng 5 cm mỗi đêm. Vì thế không lạ gì cứ ba gia đình nông dân ở Mỹ thì đã có hai gia đình trồng ngô. Hơn 3/4 số ngô được sản xuất để làm thức ăn cho trâu bò, gia cầm và lợn, đồng thời cũng được dùng làm lương thực.


Ðiển hình một nông trại ở Vùng Lòng chảo trung tâm, một nông dân sở hữu 87 hecta và chỉ trồng trọt một vụ mùa chính. Ông ta cũng có một đàn gia súc lớn. Ông ta tự mình làm các công việc như trồng trọt, canh tác, bón phân, xịt thuốc trừ sâu rầy và thu hoạch mùa màng. Những tay thợ được thuê mướn duy nhất của ông ta là máy móc.


Springfield, ở trung tâm của bang lllinois là nơi mà Abraham Lincoln đã đến khi còn là một chàng trai trẻ để học luật, bắt đầu bước chân vào chính trị và sau còn được đắc cử trở thành Tổng thống thứ l6. Bây giờ hãy nhìn về phía sau xuyên qua dãy núi Applachian ở phía Nam từ Washington D. C đến vùng đông Nam ở bang Virginia, Richmond là thủ đô của phe liên bang miền Nam trong suốt thời kỳ nội chiến và Monticello gần Charlottsville, là quê hương của Thomas Jefferson,tác giả chính của bản Tuyên ngôn độc lập và là Tổng thống thứ ba của nước Mỹ.


Từ Virginia đến Texas nơi cây bông vải đã một thời ngự trị. Nhưng, những đồn điền trồng bông lớn lại phụ thuộc vào sức lao động của các nô lệ và việc trồng bông đã làm cạn kiệt màu mỡ đất. Nông nghiệp đơn vụ cộng với sự tàn phá kinh khủng của cuộc nội chiến đã để lại miền Ðông Nam một vùng đất nghèo nàn nhất trên đất nước. Giờ đây nó đang thay đổi nhanh chóng. Những dòng sông mênh mông từng gây lũ lụt cho các khu vực rộng lớn đang được chế ngự bằng đê điều và đập.Việc sản xuất, các vụ mùa mới, cơ khí hóa gia tăng, trồng rừng – tất cả đang làm thay đổi miền Ðông Nam.


Tách ra từ phần còn lại của miền Ðông Nam, Florida vươn dài ra trông như ngón chân của một gã khổng lồ để khảo sát Ðại Tây Dương. Ở đây rau quả cận nhiệt đới mọc quanh năm và trên các bờ biển là Trung tâm không gian John F. Kennedy và bờ biển Miami, một nơi nghỉ mát nổi tiếng. Về phía Tây, trên vùng châu thổ rộng lớn của con sông Mississippi dài 4000 km. là New Orleans, nơi mà những bao lơn bằng sắt rèn gợi cho ta nhớ đến những dân định cư người Pháp thuở ban đầu. Vào cuối thế kỷ 19, các nhạc sĩ da đen tại thị trấn này đã cho ra đời Nhạc Jazz, và đến ngày nay New Orleans là con sông quan trọng và cảng biển quan trọng.


Ðại Bình nguyên (Great Meadow) là nơi mưa dã cạn hết, khoảng nửa chừng băng qua Texas và Oklahoma. Từ đây một đường tưởng tượng chạy từ phía Bắc xuống Nam hầu như xuyên qua giữa nước Mỹ. Nó được gọi là tuyến lượng mưa 50 cm. Nông dân gọi là tuyến thảm họa vì những ai cố gắng làm nghề nông ở phía Tây, nơi mà lượng mưa dưới 50 cm, phải chịu nhiều đau khổ vì những tàn phá của hạn hán.


Ðại Bình nguyên là một vùng đất khắc nghiệt. Cái nóng vào mùa hè như thiêu như đốt, mùa Ðông lạnh đến đóng băng. Gió thổi mạnh điên cuồng chỉ có một vài cánh rừng hay ngọn đồi mới có thể ngăn nó lại, từ Montana ở biên giới Canada đến bằng Texas biên giới Mexico. Nước rất quý. Sự khan hiếm nước đã xua đuổi những người định cư đi đến các đồng bằng khác, đến nơi mà họ có thể đến được Chỉ có những người da đỏ ở Bắc Mỹ mới biết làm thế nào để tồn tại ở đây. Họ bắt ngựa hoang, đi xuống nơi họ đã trốn thoát những nhà thám hiểm Tây Ban Nha vào thế kỷ thứ 16, săn trâu để làm thức ăn, quần áo và dụng cụ.


Trước khi những thảo nguyên phía Ðông, có người đến định cư và những thung lũng ở bờ biển Thái Bình Dương có đầy người, những nông dân đã đến với đồng bằng. Trước họ là những người chăn gia súc, những người này đã để dành những đồng cỏ của trâu rừng trước kia cho gia súc họ.Những chàng chăn bò đã dồn đàn gia súc sừng dài hoang dã lại rồi lùa chúng về phía Bấc và phía Ðông đem bán. Vào nửa sau của những năm 1800, những người da đỏ Bắc Mỹ, người chăn gia súc, chăn bò và nông dân đã dành nhau để tranh giành đất. Ðó là những tháng ngày của miền Tây hoang sơ xa xưa. Cuối cùng, những người nông dân đã giành được thắng lợi. Nhưng vào những năm 1930 đã có một trận hạn hán. Những cơn gió dữ tợn đã thổi bay lớp đất bề mặt màu mỡ bàng ngang qua lục địa ở Boston và Washington D. C cách đó 3000 km, không khí ngập đầy bụi của đồng bằng. Người ta phải rời bỏ trang trại của mình." Ðại Bình nguyên”đã trở thành "Cái tô bụi" (The Dust Bowl).


Ngày nay, cả nông dân và người chăn gia súc đã trở lại. Những trang trại rất rộng lớn từ 200 hecta trở lên, nhưng chỉ cần một người làm việc. Ông ta có thể mướn một nhóm người cùng một vài cái máy gặt đập khổng lồ vào mùa hè và chỉ thế thôi. Ông ta là một nông dân làm việc có khoa học, người trồng trọt nhiều loại vụ mùa khác nhau để bảo vệ và làm màu mỡ thêm cho đất. Người quản lý trại chan nuôi súc vật sẽ chăn dắt gia súc của mình một cách cẩn thận để gìn giữ đất đai.


Qua đoạn đường dài, lái xe ngang qua một vài thị trấn ở đồng bằng, hầu hết chúng đều nhỏ, bạn có thể nhìn thấy những con đường chính rộng lớn kéo dài hết tầm mắt trên vùng đất bằng phẳng.Chỉ riêng Denver, ở mép phía Tây của đổng bằng, là một thành phố rộng lớn. Một trung tâm sản xuất và đóng gói thịt, nó nằm ở chân đồi của dãy núi Rocky, cao 1000 m trên mực nước biển.
Giống như đồng bằng lớn, vùng núi và sa mạc, ban đầu không thu hút người đến định cư Ðó là một khu vực đáng sợ, băng qua nó càng nhanh càng tốt để đến được biển Thái Bình Dương. Sau đó sức cám dỗ của vàng, bạc, thiếc, đồng ở vũng núi đã kéo mọi người trở lại. Những cơ hội làm giàu nhanh chóng đã diễn ra và những mỏ vàng, bạc đã cạn kiệt. Một vài mỏ vẫn còn đang hoạt động đến nay. Tất cả những gì còn lại là những thị trấn ma, những cụm nhà gỗ đã bạc màu vì nắng gió trong các thung lũng đá hẹp và sâu. Rặng núi Rocky như xương sống dài của lục dịa - trên 4200 m chiều cao và 560 m chiều rộng ở Utah và Colorado. Bởi vì vẻ đẹp về thiên nhiên đa dạng và bất thường của nó, phần lớn vùng núi và sa mạc này được bảo tồn không bị làm hỏng ở các công viên quốc gia – như là Yellowstone ở Wyoming và Death Valley ở California. Chỉ có một vài thị trấn cách xa đó.


Vùng đất sa mạc giữa dãy Rocky và dãy núi Sierra Nevada ban đầu dường như là vô dụng. Nhiệt độ lên đến 480 C (1200 F) trong bóng râm.Trời chỉ mưa hai lần trong năm, vào giữa mùa hè và giữa mùa đông. Sau đó, mưa rơi xuống như trút nước, nước chảy qua các rãnh lớn qua đất liền. Và vùng sa mạc đã làm rộng trong một thời gian ngắn.


Sau cùng, một vài người dũng cảm đã cố gắng tưới tiêu và canh tác. Thành công nhất là Brigham Young và nhóm người Mormons của ông ta. Họ đã định cư ở sa mạc bên cạnh một biển muôí rộng lớn nội địa, và vào năm 1847, Salt Lake City được thành lập. Từ đây đến LosAngeles phải mất 1206 km ngang qua hầu hết sa mạc và núi. Vào nặm 1769, một thầy tu dòng Tên người Tây Ban Nha, cha Junipero Serra đã thiết lập hội truyền giáo đầu tiên ở phía Nam California. Cuối cùng, 21 hội truyền giáo được dân trải ra, cách nhau một ngày đi bộ trên suốt cả những đường đến San Francisco. Tại đó ảnh hưởng của Tây Ban Nha bị ngừng lại. Los Angeles là đô thị lớn nhất của thế giới : 117.000 ha. Sự tập hợp bao la của các cộng đồng liên kết có lẽ đã không tồn tại được nếu không có những cống dẫn nước không lồ nằm nổi trên mặt đất mang nước từ cách xa đó 400 đến 640 km.


Cây họ cam quýt mọc lên ở Thung lũng San Fernando và gần đó là Hollywood - nơi sản xuất phim chiếu bóng và nhiều chương trình ti vi. Từ Bakersreld, gần Los Angeles, trải dài về phía Bắc là vừng đất màu mỡ được gọi là Coast Valle. Những người đầu tiên đến bờ biển Thái Bình Dương, từ San Francisco đến Seattle là người Anh, người Nga và những nhà thám hiểm khác. Một số đã lập nên những nơi buôn bán lông thú vào năm 1803, Tổng thống Thomas Jefferson đã cử Meriwether Lewis và William Clark đi ngược dòng sông Missouri và đổ xuống dòng sông Columbia để thám hiểm và vẽ bản đồ khu vực chưa được biết đến này. Vào năm 1843, những người đinh cư đã theo họ đi dọc theo Oregon ở những thung lũng ven biển phía Bắc, họ đã tìm ra đất đai giàu khoáng sản, nước dồi dào và khí hậu ôn hòa. Những thung lũng thoải mái, dễ chịu này rất lý tưởng cho cây ăn quả, nơi sản xuất bơ sữa và ngay cả lúa mì. Ở Califomia, thung lũng trung tâm lớn cũng có nước nhưng những dòng sông dữ dội cuồng nộ vẫn không thể khống chế được. Giờ đây một loạt các đập nước, kênh đào, và các ống dẫn tưới tiêu đã làm nó trở thành một trong khu vực trang trại giàu có nhất ở nước Mỹ.


Tất cả ba bang của biển Thái Bình Dương - Washington, Califomia và Oregon đều hướng về Ðông phương. Các loại hàng hóa gồm cá, gỗ và trái cây được chở bằng tàu thủy từ những cảng ở San Francisco, Portland và Seattle tới Châu Á. Có một cộng đồng người Hoa lớn ở San Francisco. Từ những ngày đổ xô tìm vàng, đó đã là một thành phố quốc tế nơi mà nhiều dân tộc đã giữ gìn ngôn ngữ và tập quán của họ . Những xe hơi chạỵ bằng cáp kỳ lạ kêu loảng xoảng lên và xuống những ngọn đồi dốc và các tàu thủy nhô neo từ Thái Bình Dương dưới chiếu dài chung của cầu Golden Gate ở Vịnh San Francisco, một trong những cảng giữa đất liền đẹp nhất của thế giới.

Seattle là cửa ngõ để vào Alaska, tiểu bang thứ 49. Bạn phải lái xe xuyên qua đất nước Canada hoặc đi thuyền hay máy bay để đến được Alaska. Alaska có một địa hình rất xù xì lởm chởm, những rặng núi lớn và ít đường xá. Bởi vì nó nằm ở cực Bắc nên mùa đông của nó rất dài và mùa hè rất ngắn. Nghề đánh cá, khai thác mỏ, đốn gỗ và việc tìm ra mỏ dầu gần đây đã làm cho Alaska trở nên giàu có về tài nguyên thiên nhiên. Bang thứ 50 là Hawaii một quần đảo ngập đầy ánh nắng với hơn 3200 km nhìn ra Thái Bình Dương (từ bờ biển Califonia. Những đồn điền dứa và bãi biển Waikiki là thắng cảnh thế giới. Dân sống ở đây gọi phần còn lại của nước Mỹ là đất liền.


Alaska và Hawaii cùng với sáu khu vực của nước Mỹ đều tương phản với nhau rõ rệt. Ðịa lý và khí hậu, đủ các hạng người định cư ở các khu vực đó đã quyết định số mệnh của họ một cách khác nhau. Nhưng tất cả đều gắn bó cùng nhau với một lối sống Mỹ.

Đọc thêm ...

DU LỊCH HOA KỲ 's blog © 2008. This blog is wearing Sederhana, a free XML Blogger Template adopted from Oh My Grid - WP theme by Thomas Arie
Converted to Blogger by Gre [Template-Godown]